Cảnh trong phim “Quỳnh búp bê”
Dù phía nhà sản xuất cho biết, bộ phim có nhiều phản ánh của khá giả nên nhà đài tạm dừng chiếu, vì quá nhiều cảnh nóng và bạo lực. Sau khi nhiều khán giả phản ứng về điều này, nhà sản xuất đã phải dán nhãn 18+ và cảnh báo về nội dung, hình ảnh không phù hợp người dưới độ tuổi quy định. Đây là một trường hợp khá hy hữu khi một bộ phim truyền hình đã chiếu được vài tập mới bắt đầu gắn nhãn.
Với phim điện ảnh, việc gắn nhãn tác phẩm không phải chuyện mới lạ nhưng phim truyền hình lại khá mới mẻ. Bởi thế, khi có bộ phim được phát sóng trong khung giờ vàng, đề tài và cảnh quay táo bạo khó có thể làm hầu hết khán giả hài lòng. Trước đó, phim “Người phán xử” cũng từng gây tranh cãi vì có quá nhiều cảnh bạo lực, máu me, không phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phía nhà sản xuất chỉ lý giải phim bám sát đời sống thực tế, tránh giả tạo nên đó là những điều buộc phải có. Chỉ đến khi “Quỳnh búp bê” lên sóng, mọi chuyện mới như “giọt nước tràn ly”.
Thực tế, Thông tư 09/2017 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tháng 6/2017 đã yêu cầu dán nhãn cảnh báo những nội dung không phù hợp với trẻ em trên các phương tiện truyền thông, được áp dụng từ ngày 1/10. Thế nhưng đến hiện tại, với dòng phim truyền hình, điều này vẫn chưa làm được.
Có thể nói, từ lâu, việc dán nhãn và phân loại phim phù hợp với độ tuổi khán giả hầu hết vẫn bị đánh giá là cảm tính. Ranh giới để phân loại độ tuổi phù hợp cho từng bộ phim vẫn còn khá mơ hồ. Việc phân loại nội dung phim truyền hình vẫn do các nhà đài tự thực hiện và chịu trách nhiệm, không có thước đo hay tiêu chí cụ thể chung nào cho vấn đề này. Bởi thế, chỉ đến khi có sự phản ứng mạnh mẽ của khán giả, bộ phim mới được xem xét lại cũng là điều dễ hiểu.
Theo Giao Thông