Tổ nghiệp nghề sân khấu là ai? Những giai thoại không phải ai cũng biết

By dvvn thg 9 21, 2018
Khán giả, cũng như đông đảo nghệ sĩ đều nghe đến “ông tổ ngành Sân khấu”, song hầu hết đều không biết đó thực sự là ai. Có rất nhiều câu chuyện cũng như giai thoại về ông, vậy thật ra ông là ai?
Để hiểu rõ hơn về câu chuyện này, Nghệ sĩ Bạch Long đã có những tiếc lộ những điều tìm ẩn bị giấu bấy lâu này về ông Tổ ngành sân khấu thông qua cuốn Thiên Hồi Ký do cha mình để lại.

Cuốn Thiên hồi ký là di vật mà cố nghệ sĩ nhân dân Thành Tôn để lại cho con trai của mình là nghệ sĩ Bạch Long để có thể hiểu về bộ môn nghệ thuật hát bội và cải lương tuồng cổ có nguồn gốc và xuất thân từ đâu ra?







Tổ nghiệp có phải là hành khuất?

Có nhiều giai thoại cho rằng tổ nghề sân khấu là một người ăn mày, ăn xin rằng nhưng thật ra ông tổ nghề Ông tổ không có đi ăn xin, mọi người cứ nói ông tổ đi ăn xin là sai.

Ngày xưa có một đội du ca, không chỉ là việt Nam mà nước nào cũng có một đàn hát như thế đi hát nhiều nơi, cũng như tại sao ở Việt Nam người ta hay gọi là gánh hát là bởi vì gánh từng gánh đi hát rồi khán giả người ta không có mua vé đâu mà người ta cho bánh tét, cái này cái nọ.

Vậy Tổ nghiệp nghề sân khấu là ai?

Tam vị thánh tổ gồm có: Tiên Sư, Tổ Sư, Thánh Sư. trong đó Tiên Sư là ông sáng tạo ra nghề hát, Tổ Sư là ông tiếp nói truyền bá nghề hát, ông Thánh sư là thánh về văn chương. Ngày xưa ông thổ tràng là một vị hoàng tử trong cung, ông rất mê nghệ thật và mê hát ông bỏ ngai vàng đi theo, ông không biết hát nhưng có tài viết tuồng, ông viết tuồng cho đoàng hát diễn khi ông mất đoàn hát thờ ông cho đến ngày hôm nay. Còn vị tổ sau kinh doanh cũng là hoàng tử trong triều đình, ông này chuyên môn kinh doanh nhưng mà ông rất là thương nghệ sĩ, ông hay bỏ tiền ra cho gánh hát cái này, cái nọ nên gánh hát tôn thờ ông. Còn ông thứ 3 rất lạ lùng, ông là hoàng tử nhưng không thích làm vua lại thích ra làm ăn cướp, làm cướp nhưng ông rất là bênh vực nghệ sĩ, miễn ai đụng đến đoàn hát coi như là đụng đến ông, ông diệt trừ người đó liền.



Những lần ông Tổ linh ứng giúp đỡ nghệ sĩ

Bạch Long rất tin về tổ nghiệp. Một hôm Bạch long nói không ra tiếng, ngày mùng 1 diễn tuồng cũ khán giả đến xem rất ít, qua ngày mùng 2 phải diễn tuồng mới, Bạch Long phải đóng vai Trần Quốc Toản mà giọng khan quá không trong trẻo không biết sau diễn, nhiều người trong đoàn cứ nói Bạch Long giả bộ thấy mình quan trọng giả bộ, mính tức quá rót một ly nước lọc đến bàn thờ Tổ nghiệp xin là tổ ơi cho con uống ly nước này vào cho con hết khan để con diễn này để anh em có hai, ba cử lương để sống chứ tết mà hát tuồng cũ không có lương! sau đó Bạch Long uống ly nước vào, đúng là hết khan tiếng và hát tiếng rất trong, đến bây giờ cuồn băng đó Bạch Long vẫn còn giữ lâu lâu mở lên xem, nhưng mà thật ra qua ngày sau thì khan tiếng trở lại, tức là Tổ chỉ giúp mình trong đêm đó thôi, còn mình bịnh thì phải đi bác sĩ chữa, chính vì vậy Bạch Long rất tin Tổ.

Tại sao tất cả các bộ môn nghệ thuật điều cúng ngày 12.08 ?

Ngày 12.08 là ngày mất của Bà Tổ Phạm Thị Trâm là nghệ nhân cung đình Huế, thời Đinh Bộ Lĩnh. Bà là người sáng tạo ra bộ môn ca múa lễ trong cung đình, nên khi Bà mất người ta lấy ngày mất của Bà làm ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu chung. Thật ra ngày chính của ông Tổ là ngày 12.08, còn các đoàn hát bội là cúng ngày 11-12-13/8 âm lịch, đây được xem như ngày tết của nghệ sĩ. Ngày 11 cúng chay, trái cây ai cúng gì cúng đó. Ngày 12 cúng heo quay. Ngày 13 cúng gà. Tuy nhiên chỉ có một ngày chính duy nhất là ngày 12.08.

Sự thật ít ai biết về bàn thờ Tổ!

Bàn thờ Tổ ở trên là tam diễn Tổ. Bàn thờ Tổ lúc nào cũng có thờ ông Thổ Địa và ông Hổ, ông Hổ đại diện cho võ, vũ đạo, nghệ sĩ nào muốn hát múa cho đẹp thì cầu ông Hổ, hát có duyên cầu xin ông Thổ Địa. Dưới cùng có một bàn thờ kín, theo như cuốn thiên hồi ký nói ông ngày xưa có ông Ngỗ Nghịch rất dữ tợn đễ răn đe những nghệ sĩ trẻ phản thầy, ông này sẽ móc họng những nghệ sĩ đó hát không được. Hồi đó có một cái bàn thờ kín, có một ông rất giỏi chuyên môn hát những vai oải tử, chuyên trị những vai khó, đó là ông Ngỗ Nghịch.



Những nghi thức về việc cúng Tổ

Sẽ lạy 12 lạy vì mỗi một vị tổ một lạy, trong tam vị Thánh Tổ sẽ có Thập nhị công nghệ tức là 12 nghề.

Khấn nguyện Tam vị Thánh Tổ: ThiênSư, Tổ Sư, Thánh Sư tả tam hữu ban, đức Phật Tổ và Thầy, đức ca công dã Tổ nhị công nghệ. 12 ông tổ của 12 nghề gồm có: sĩ, nông, công, thương là ông tổ ngành may, ông tổ cắt tóc, ông tổ bác sĩ, ông tổ thợ mộc… Vậy tại sao nguyện ông Tổ này? là vì để 12 vị tổ này phù hộ diễn vai đó được tốt.

Nhiều người nói nghệ sĩ không nên cho tiền ăn xin theo cố nghệ sĩ nhân dân Thành Tôn nói đây là sai. Vì nếu nói ăn xin chug nghề với mình không cho tiền thì tại sao những nghệ sĩ nghèo bị bệnh các bạn cũng tổ chứa một hai buổi hát lấy tiền chữa bệnh cho bạn mình, nói người ăn xin chung nghề với mình vậy sao người ta khổ mình không giúp? Nên Bạch Long chuyện giúp người ăn xin là việc Long vẫn làm.

Nhiều diễn viên trẻ cho rằng đoàn cúng rất khó không biết cúng gì, không cho cúng này nọ như cam vì nó là cam khổ, chuối là chuối nhũi nhưng điều đó là vô lý vì trái cây là trời sinh ra để ăn để cúng. Nhiều người hoa người ta vẫn cúng cam,… họ vẫn rất giàu, có ai khổ đâu.

Nhiều người nói không cho cúng trái thị vì ông Tổ sẽ đi theo, nhưng theo cuốn thiên hồi ký thật ra vì trái thị thơm và ăn không ngon nên không cúng thôi!

Theo nghệ sĩ Bạch Long chúng ta tin vào tâm linh là đúng, nhưng cái nào không khoa học chúng ta nên bớt đi.

Theo Tổng Hợp
© Copyright 2017 Dien Vien Viet Nam. All rights reserved.
Powered by Nilead
Hotline: 0338 179 168
Website hiện đang trong quá trình chờ cấp phép.